$804
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ltdbd. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ltdbd.Lễ giao thừa hay còn gọi lễ Trừ tịch; trong đó trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm. Lễ Trừ tịch được cử hành ngay thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới. Về mặt tâm lý, đó là lúc các gia đình người Việt chúng ta sẵn sàng gác lại hết những gì đã diễn ra một năm để mở đầu một năm mới với nhiều hy vọng mới.Các chuyên gia văn hóa cho hay, người xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới về với gia đình.Theo Nhất Thanh trong Đất lề quê thói, có mười hai vị Hành khiển luân phiên nhau mỗi 12 năm kể từ năm Tý đến năm Hợi là, hết lượt lại quay trở lại năm Tý với vị Hành khiển của năm ấy. Người xưa quan niệm, Hành khiển có ông thiện ông ác. Có năm trời ra tai hạn hán lụt lội mất mùa đói kém, hay dịch tễ nguy hại, là do sớ tấu của Hành khiển, trừng phạt vua quan không có nhân chính hay dân ăn ở càn rỡ. Lễ trừ tịch tiễn và đón các vị Hành khiển Phán quan của năm cũ năm mới, đồng thời cầu cúng cả Thành hoàng Bổn cảnh và Thổ địa Thần kỳ.Ý nghĩa của lễ Trừ tịch là gác lại hết những gì đã diễn ra trong năm cũ hay đem bỏ hết đi những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Sau khi cúng giao thừa, các gia đình bắt đầu cúng ông Địa (miền Nam) hay Thổ Công (miền Bắc) và chuẩn bị ăn tết.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho hay, sau khi cúng giao thừa, việc ăn hay chơi giao thừa gần đây mới được nhắc đến. Người Việt xem trọng ngưỡng ban đầu, cho rằng đầu xuôi đuôi lọt nên thời khắc đầu tiên của năm mới (giao thừa) rất được coi trọng, trở thành một cái "ngưỡng" tâm lý và cả góc độ tâm linh. Vào thời khắc này, người Việt có xu hướng tạm gác lại hết mọi bộn bề của cuộc sống, những cái làm được và chưa làm được của năm qua, tạm quên đi vai trò xã hội cá nhân để dành thời gian bên gia đình mình, trong sự cộng cảm giữa thế giới hôm qua (qua hình ảnh ông bà tổ tiên và truyền thống gia đình) và hôm nay (sự đoàn tụ các thành viên gia đình). Trong gia đình những ngày này ngập tràn yêu thương, gắn bó, mối quan hệ ruột thịt.Đây cũng là thời khắc các thành viên trong cùng một gia đình quây quần bên nhau ở thời khắc chuyển giao từ năm cũ qua năm mới, là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, cảm nhận rõ hơn mối quan hệ giữa mình và các thành viên xung quanh, và hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Ở các vùng nông thôn trước đây, các gia đình còn có thói quen cùng nhau xem ti vi, kể chuyện, nghe nhạc bên mâm cỗ giao thừa. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, ngày trước, người Việt đón giao thừa gắn liền với không khí ấm cúng gia đình, ai nấy cũng chờ đợi giao thừa để kéo gần sự cộng cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Từ đó, mọi người có xu hướng đoàn tụ bên gia đình, không đi ra ngoài vào đêm giao thừa. Con cái khi trưởng thành, có gia đình riêng cũng tranh thủ về quê đón tết cùng cha mẹ, cùng nhau đón giao thừa, một mặt tìm kiếm cảm giác ấm cúng, hạnh phúc bên bố mẹ mình, mặt khác cũng muốn tạo dựng những trải nghiệm và ký ức tốt đẹp cho con cái mình. Cứ như vậy, truyền thống được tiếp nối, các thế hệ người Việt Nam lớn lên lại làm theo ký ức tuổi thơ, đến khi làm bố, làm mẹ không quên học hỏi bố mẹ mình để truyền lại cho con. Những ai vì nhiều điều kiện khách quan không thể về đón giao thừa và ăn tết với gia đình, chẳng hạn những người lính ở biên cương - hải đảo, kỹ sư và công nhân làm việc ở công trường, những người đi làm ăn xa xứ và đặc biệt là đang học tập, làm việc ở nước ngoài chắc hẳn sẽ rõ hơn ai hết những thiệt thòi của chính mình.Trong cuộc sống hiện đại, ngoài xã hội có nhiều hoạt động mang tính tương tác cộng đồng như bắn pháo hoa, tổ chức đêm nhạc hội mừng năm mới… Các hoạt động này thu hút một số người trẻ thay vì ở nhà đón giao thừa lại cùng nhau ra phố ngắm pháo hoa hay tham gia vào một buổi nhạc hội với bạn bè.Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ nhìn nhận, điều này có thể làm thay đổi về quan niệm đoàn tụ gia đình thời khắc giao thừa, nhưng càng ngày người ta càng chấp nhận nó. Ngày trước, người Việt quan tâm việc cả gia đình phải ở bên nhau trong thời khắc giao thừa, cùng nhau vượt "ngưỡng" trừ tịch, nhưng càng về sau nhiều gia đình cho phép con cái nam nữ thanh niên xuống phố với bạn bè. Có thể nói, không khí đoàn tụ gia đình đêm giao thừa đã mở rộng ra thành một phạm trù rộng lớn hơn: không gian hội tụ và cộng cảm xã hội. Vì vậy, nhiều thanh niên không đón giao thừa ở nhà mà tập trung đông đúc ở trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn để cùng ngắm pháo hoa và đón giao thừa với chúng bạn và những người xung quanh cũng có ý nghĩa của nó, đó là một cảm xúc xã hội được thăng hoa, khi những người trẻ không quen biết xích lại gần như y hệt như một đại gia đình vậy."Đương nhiên việc đón giao thừa ngoài phố không thể nào có được cảm giác thiêng liêng như khi đón giao thừa bên gia đình, nơi cả nhà cùng cảm thụ được sự ấm cúng và hạnh phúc trọn vẹn dưới sự mầu nhiệm của sự chuyển giao đất trời và trong sự kết nối tinh thần với tổ tiên ông bà của nhiều thế hệ trước. Đó cũng chính là lý do nhiều bậc cao niên không muốn cùng con cháu đi du lịch xa nhà trong dịp tết", nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ltdbd. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ltdbd.17 năm gắn bó với Hội thi cờ người đầu xuân, ông Long đã có 26 lần bình luận hội thi cờ người của tỉnh (không chỉ dịp tết, vào các năm có Festival biển Nha Trang, cờ người cũng được tổ chức lồng ghép để biểu diễn phục vụ du khách). ️
Ngày 6.1, Bệnh viện T.Ư Huế cho biết vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật, gắp một đoạn xương heo lớn, cứu sống bệnh nhân nam.Trước đó, anh L.T.V (26 tuổi, trú P.Xuân Phú, Q.Thuận Hóa, TP.Huế) vô tình nuốt xương heo trong khi ăn cháo. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau dữ dội ở vùng cổ họng, không thể ăn uống được, khó thở nhẹ và sưng đau vùng cổ trái. Qua thăm khám lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính vùng cổ, nội soi mềm thực quản, các bác sĩ phát hiện mẫu xương lớn, nằm ở thực quản đoạn ngực có khả năng gây thủng thực quản, tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan xung quanh.Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến phòng mổ để nội soi thực quản. Trong quá trình phẫu thuật kéo dài hơn một giờ, các bác sĩ đã lấy dị vật mà không làm tổn hại thêm đến thực quản. Mẫu xương heo có mấu nhọn, kích thước 30 x 41 mm, nằm ở thực quản đoạn ngực, cách cung răng trên 0,2 m. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được đưa vào phòng hồi sức. Hiện tại, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, dần phục hồi và được theo dõi sát các biến chứng sau phẫu thuật. ️
Hồi trẻ, là cái hồi mà mọi thứ đều mới mẻ thanh tân, đẹp đẽ, kể cả chuyện yêu đương. Rồi đến đoạn không còn trẻ, chúng tôi đã bớt hỏi nhau câu ấy, khi mà trong cuộc tình của mỗi người đều nhuốm màu vàng phai héo úa. Thậm chí, có kẻ còn thở dài hiu hắt: "Tình yêu à? Đến một giai đoạn nào đó, tình yêu chẳng còn gì để nói, nó rỗng như một đường ống thoát nước. Và rồi mọi thứ đẹp đẽ cứ trôi tuột đi!".Có một điều lạ là xã hội ngày càng hiện đại, sự gắn kết trong tình yêu lại có vẻ hời hợt. Có thể vì chúng ta có vô vàn điều để lựa chọn, thay vì chỉ một. Khi mà mọi thứ đều phát triển vượt bậc, không điều gì còn ở thế độc tôn, duy nhất, tuyệt đối, kể cả tình yêu và sự chung thủy. Mới đây, tôi đọc được một nghiên cứu chỉ ra rằng những năm gần đây tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có hơn 600.000 vụ ly hôn - một con số không hề nhỏ. Nó có tác động tiêu cực đến không ít các bạn trẻ đang tuổi lập gia đình. Và quanh tôi vô số những ông bố, bà mẹ trẻ đơn thân vui vẻ sống mà không vướng bận yêu đương.Vậy thì, bây giờ ngoài kia thế giới họ yêu nhau kiểu gì?Bữa đó tôi bắt gặp chú ngồi nhổ tóc ngứa cho vợ mình trước cửa tiệm tạp hóa. Tôi hay ghé mua mấy thứ linh tinh, chẳng mấy để ý đến vợ chồng chủ tiệm. Từ bữa bắt gặp cảnh "tình bể bình" đó, tôi quan tâm hơn tới họ, để rồi ngạc nhiên hơn khi thấy họ quấn quýt nhau không rời: đi đón cháu tan học, đi chợ, đi cà phê, đi ăn, đi khám bệnh… đều có đôi, như vợ chồng son. Hỏi ra mới biết, chú là kỹ sư, vẫn còn đang đi làm; vợ chỉ ở nhà nội trợ, buôn bán thêm. Hai người hai vị thế khác biệt nhưng vẫn bền bỉ bên nhau sau hơn 30 năm hôn nhân. Nếu không vì tình yêu, thì là vì điều gì?Còn tình yêu của người trẻ thì sao? Cách đây không lâu, tôi đọc được câu chuyện tình cảm động: chàng trai nọ đã dành cả thanh xuân 10 năm ròng rã chăm sóc cô người yêu bị bệnh ung thư. Họ cưới nhau ngay trong bệnh viện. Cô dâu rạng ngời trên giường bệnh với mái tóc giả che phủ trên đầu...Hai câu chuyện nhỏ nhưng cứ ám lấy tâm trí, để tôi tin rằng dù thế giới này có ra sao, thì đâu đó vẫn có những con người đang miệt mài học cách yêu và thực hành thứ tình yêu bình dị mà đẹp đẽ đến ngỡ ngàng.Tình yêu cũng giống như hoa hồng. Loài hoa đẹp sẽ không mất đi nếu ta sẵn lòng trồng và chăm sóc nó, chờ đợi nó nở hoa. (*) Lời bài hát Hoa hồng - sáng tác: Phan Mạnh Quỳnh; ca sĩ Hà Anh Tuấn trình bày. ️